Cách chăm sóc và trị các bệnh cơ bản cho VẸT

CHĂM SÓC VẸT CƠ BẢN

Cách chăm sóc và trị các bệnh cơ bản cho VẸT
Mấy bé vẹt của mình đó, hihi

1/ VỀ ĂN UỐNG:

  • Chim non các bạn cho bé ăn bột a19 ( chim non), bột a21 khi bé đã mọc lông ống (k mua được a21 có thể thay bằng kaytee -đạm nhiều hơn , nestle rau xanh bí đỏ). Khi mua phải ktra date, bột mới phải còn thơm. Bột pha với nước nóng 60 độ chờ ấm chút hãy bơm; bơm tới đâu pha tới đó k cho ăn bột pha còn dư để tủ lạnh, bị chua, ôi thiu,…
  • Khi chim (cả chim non và chim lớn đã ăn hạt) bị nôn ói, bỏ ăn vì bị bệnh, chim chán ăn, chim ăn ít vì tới tuổi giảm cân để tập bay,…. thì chịu khó pha bột loãng ấm bơm mỗi lần chút ít, chịu khó chia nhiều cữ. Các bạn phải kiên trì nghĩ cách cho ăn sao phù hợp với bé của mình nhất. Khi đường tiêu hóa yếu hoặc bé ngán bột có thể cho lấy chút ít cháo gói ngâm nước sôi để ấm bơm thay vài hôm (k để gia vị).
  • Các bé ăn bột chừng 1-2 tháng là đòi ăn hạt rồi nên các bạn cho đừng tiếc tiền vẹt non ăn cám trứng, bột ngũ cốc gói. Theo mình thì k nên vì vẹt là loài chỉ ăn thực vật, hạt, rau củ quả. Trong cám có nhiều đạm từ bột cá, tôm, trứng, đậu nành; còn bột ngũ cốc sẽ có sữa, đường vẹt ăn sẽ k tiêu hóa. May mắn thì có bé ăn vẫn tốt, k bị gì; nhưng nên chọn cái gì đơn giản đỡ gây rắc rối.- KHÔNG cho chim ăn thịt, cá, bơ, sữa, thức ăn người. Khi bé lớn 1-2 tuổi trở lên nó ăn ké chút ít k ảnh hưởng.
  • Vẹt lớn tự ăn thì cho ăn hạt hướng dương, bắp sống, kê (lb, yp), lúa, láng,….cho ăn thường xuyên rau, trái cây sạch (trừ bơ, cà chua). Nước uống, máng ăn/uống cọ rửa thay mỗi ngày; rau, củ quả ăn dư mỗi ngày vứt bỏ hết.

2/ VỀ TẮM:

  • KHÔNG có kinh nghiệm k nên tắm chim khi còn nhỏ. Tốt nhất full lông để nước bé tự tắm, có bạn kỹ thì tắm bé xong là vô dùng máy sấy tóc sấy nhẹ cho khô.
  • KHÔNG cần thiết tắm nắng, vì chim yếu ra nắng gió vô là bị sổ mũi, nôn ói. Mình đâu có biết chim đang khỏe hay khó ở….tốt nhất để yên.

3/ VỀ SƯỞI:

  • Dùng đèn dây tóc sưởi gà 5-10w treo ở 1 góc cao thùng giấy cách chim 20-30cm (bỏ chim vào thùng, mở nắp thùng ra, lót giấy thấm và thay mỗi ngày, k dùng khăn vải để luôn chim sẽ nhiễm khuẩn do phân) Nếu nuôi lồng thì sưởi phải che chắn bớt cho ấm. Đèn này dễ đứt bóng đột ngột do đó mua vài bóng để sơ cua.
  • Dùng đèn sứ chuyên sưởi chim (thường 45w trở lên), đèn dây tóc 25w -40w. Đèn côg suất cao thì gắn dimmer giảm sáng để bớt nóng. Dùng thùng giấy to 30-40cm trở lên mở nắp thùng ra, treo đèn ở 1 góc cao xa chim, nóng chim sẽ tự tránh ra.- Khi sưởi nóng quá chim sệ cách, mất nc, mau kiệt sức.

3/ VỀ THUỐC TRỊ BỆNH:

  • Nên mua để sẳn ở nhà các loại, trị bệnh gì trên gói có ghi sẳn. Thuốc k giống nhưng thành phần, công dụng tương tự cũng được.
  • Mua ở thú y, tiệm bán chim thức ăn chim.- Thuốc nước thì liều lượng cỡ lovebird, coc, gc, ngực hồng cho uốg 1 giọt nhỏ/lần, ngày 2-3 lần sau khi ăn (vẹt nhỏ ngày 2 lần, lớn hơn thì ngày 3 lần). Còn xích trở lên có thể 2 giọt/ lần. Pha với 1-3cc nước ấm.
  • Thuốc bột thì cỡ lovebird, coc, gc, ngực hồng lấy cỡ 1-2 hạt đậu xanh (ít hoặc nhiều hơn chút xíu tùy vẹt lớn nhỏ). Còn xích lấy cỡ 2 hạt đậu xanh. Pha với 1-2cc nc ấm bơm, ngày 2-3 lần uốg.
  • Vẹt non lấy cỡ 1/2 liều vẹt lớn.- Điện giải, vitamin, C lấy cỡ hạt đậu đen pha với 2-5cc (tùy loại vẹt) nước ấm bơm, k đc pha đậm. Còn xài viên C sủi, B complex C ở thuốc tây thì ngày chỉ 1/4v chia 2-3 cữ uống.
  • Khi nuôi, cứ mỗi tháng lấy chút ít Vitamin, điện giải, B complex C pha cho bé uốg 2-3 ngày (cho uống luân phiên k pha chung). Vào mùa mưa và mùa lạnh pha ít thuốc ngừa cúm cho uốg 2-3 ngày (k lạm dụng).
  • Men tiêu hóa khi nào bé nôn ói, sình diều k tiêu hóa mới cho uốg k lạm dụng hàng ngày (để cơ thể bé tự sinh men tự nhiên, phụ thuộc thuốc bé sẽ yếu đi). Vẹt nhỏ 1/3 gói/ ống cho 1 lần. Vẹt lớn từ xích 1/2 gói hoặc 1 ống/lần, 1 ngày có thể uống vài lần hết bệnh thì ngưng. (Men ống ngày nào uống hết ngày đó k để qua ngày, khi cho uống 1/3-1/2 ống thì dùng kim tiêm đâm vô ống và rút ra sẽ bảo quản tốt hơn).- Smecta thì pha 1/4-1/2 gói tùy vẹt lớn nhỏ, ngày có thể uống vài lần.
Cách chăm sóc và trị các bệnh cơ bản cho VẸT

4/ CÁC BỆNH VÀ CÁCH TRỊ

  • VẸT khi nào phân lỏng và nát, rồi tiếp là phân toàn nc, tìm nc uốg suốt là tiêu chảy. Phần lớn do cho ăn bột cũ mốc, bột pha để lâu, cho ăn tùm lum đồ ăn người như thịt cá bơ sữa,….ăn rau củ quả bị hư mốc; uốg nc dơ cốc nc k cọ rửa thay mỗi ngày. Nếu để lâu sẽ chuyển sang bị đường ruột hoặc kiệt sức, yếu rồi chết.
    Khi bị trườg hợp này thì để chỗ ấm áp, kín gió ngay, sưởi ấm nhẹ càng tốt.
    Cho ăn bột a21 loãng ấm hoặc cháo trắg loãng ấm, ép bơm chút ít chịu khó chia nhiều cữ để giữ sức nếu ít ăn. Nếu bé ăn bình thường thì bơm bột như bình thường.
    Không cho uốg men tiêu hóa, bị tiêu chảy thì cho uốg smecta (1/3-1/2 gói/lần) vài cữ.
    Bơm bổ sung điện giải cách 1-2h sau khi uốg thuốc (pha cỡ hạt đậu đen với vài cc nước) để tránh mất nước, ngày 2-3 lần.
  • VẸT ị phân có bọt, phân màu trắg, rồi sệt màu nâu đậm, xanh đậm đen, phân tiêu chảy dạng sệt màu đục như bột hoặc màu vàng là bị đườg ruột.
    Để bé chỗ ấm áp, kín gió, sưởi ấm.
    Cho ăn bột a21 loãng ấm, ép bơm mỗi lần chút ít chia nhiều cữ để giữ sức nếu ít ăn. Nếu bé vẫn khỏe ăn bình thường thì cho ăn nhiều k sao còn có vẻ yếu thì k ép bơm nhiều.
    Không cần cho uốg men tiêu hóa, phải cho uốg thuốc trị viêm ruột/đường ruột ( Viaquino, procin A, E.F.L,….).
    Thuốc nc thì pha với 1cc nước ấm – đối với vẹt nhỏ 1giot/lần, vẹt lớn cỡ xích trở lên thì 2 giọt/lần; thuốc bột pha cỡ 2-3 hạt đậu xanh tùy vẹt lớn nhỏ, ngày 2-3 lần sau khi ăn. Uốg 3-4 ngày.
  • VẸT vừa bị nôn ói vừa tiêu chảy thì trị đường ruột luôn k cho uống men tiêu hóa. Có thể nghiền 1v nhỏ than hoạt tính pha với ít nc bơm uốg bổ sung thêm ngoài cho ăn và cho uống thuốc, điện giải như trên.
  • VẸT ị phân bình thường hoặc loãng chút nhưng đít bị dính bết phân, hậu môn sưng đỏ nếu bỏ ăn or ăn ít ép bơm bổ sung bột, sau đó pha anticoc cho uốg ngày 2-3 cữ. Uốg 3-4 ngày.
  • VẸT sình diều, nôn ói, chảy nc dãi, miệng chua thì cho uốg men tiêu hóa ống hoặc antibio cho tiêu hóa hết thức ăn trong diều. Khi cho ăn tiếp thì bơm ít bột loãng ấm or nc cháo trắg ấm pha vô ít men tiêu hóa (nếu men ống thì cho uốg sau khi ăn xog).
    Nếu k giảm or k có men kịp thay bằng cách gọt gừng già giã nhuyễn ngâm nc sôi thêm ít muối nhạt bơm 1-3cc tùy vẹt lớn nhỏ, xog 1 lát cho ăn như trên. Bé ói hoài thay bột bằg cho ăn cháo trắg loãng ấm pha ít oresol, cháo dễ đói nên ăn nhiều cữ, khi hết ói cho ăn bột lại bth.Để chỗ kín gió, ấm áp, sưởi.
  • VẸT bị ủ rủ xù lông, ngủ li bì, bỏ ăn thì sau khi ăn cho uốg thuốc cảm cúm ( viaquino, procin A, E.F.L,….). Vẹt từ ngực hồng trở xuốg thì pha 1 giọt thuốc với ít nc bơm, ngày 2-3 lần; còn thuốc bột pha cỡ 2 hạt đậu xanh với 1cc nc ấm. Uốg 4-5 ngày.
    Sau khi ăn 1-2h pha cỡ hạt đậu đen điện giải với vài cc nc sôi để ấm bơm ngày 2-3 lần.
    Để chỗ kín gió, ấm áp, sưởi ấm bé (30-32 độ), k phơi nắng.
  • VẸT bị khò khè, sổ mũi, dấu hiệu cảm,… để kín gió, ấm áp, sưởi ấm, k phơi nắng.
    Cho uốg thuốc flosal hoặc tương tự sau khi ăn. Vẹt từ ngực hồng trở xuốg thì pha 1 giọt với ít nc bơm, ngày 2-3 lần.
    Sau khi ăn 1-2h pha cỡ hạt đậu đen điện giải với vài cc nc sôi để ấm bơm ngày 2-3 lần.
  • VẸT bị đau mắt đỏ, sưng, chảy nc mắt, mắt nhắm nghiền. Nhỏ nc muối sinh lý chai 10ml, ngày 4-5 lần; k hết nhỏ xen kẽ bio gentadrop (thú y), tobrex (thuốc tây) ngày 3 lần. Cách ly bé riêng.Xịt vs chuồng trại sạch, kỹ thì dùng gói Virkon s pha theo hướng dẫn xịt rửa chuồng (xịt chim đc luôn).
  • VẸT tự nhiên bị co rút liệt, k đứng được hoặc sả cánh xụi lơ; thường bị do sốc nhiệt khi đang thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh (mưa gió đột ngột), vẹt bị để ngoài gió lạnh.
    Đem bé vô thùng giấy sưởi ấm liền, nhỏ ít dầu gió vô thùng/lồng. Bơm bé ít nc gừng hoặc tỏi ấm.
    Theo dõi nếu bé bị chuột rút, kêu la um sùm thì cứ để nghỉ ngơi, khi tỉnh lại thì cho ăn và bơm bổ sung thườg xuyên B complex C, điện giải.Còn phân có màu trắng, phân xanh, vàng có nhớt thì cho uống thuốc viaquino/quino coli/ procin A, sau khi ăn no.
  • VẸT bị lắc lắc đầu, đi đứng xiêu vẹo, mổ liên tục là bị bệnh newcastle/gumboro. Treo đèn sưởi ấm liên tục.
    Bơm bột đủ cữ, sau đó pha xíu cỡ 1-3 hạt đậu xanh (tùy vẹt lớn nhỏ) thuốc amoxcypen với ít nước ấm bơm, ngày 3 cữ sau ăn.
    Xen kẽ sau khi uốg thuốc 1-2h bơm bổ sung thanh nhiệt giải độc và điện giải ngày vài cữ (pha cỡ hạt đậu đen với vài cc nc ấm bơm).
    Bệnh này lây nhanh nên cách ly riêng. Vs chuồng trại, xịt rửa sạch phơi nắng. Lúc chăm bé xong phải rửa tay xà phòng sạch mới tiếp xúc với các bé vì tụi nó chơi chung 1 buổi đã lây nhau.
  • VẸT bị nổi đẹn. Nếu nặng là khi cổ họng bị sưg bên trog, có lớp mài trắg or vàng hoặc nổi hạt màu trắg đục, 2 bên mép bị lở, nứt có lớp vàng vàng dính mép giốg bột nhưg k phải, bé bị ngứa quẹt mỏ vô lồng suốt. Cho uống thuốc canktrix, trên đó hd cho uốg chỉ 1 lần 1v là liều cho gà. Còn vẹt nhỏ cỡ ngực hồg trở xuốg thì 1/4v, chỉ uốg 1 lần. Nếu bé bị phân trắg, xanh thì kết hợp uốg viaquino ngày 2 cữ.
    Nếu bé k hết kết hợp thêm thuốc UV Nysta, Flunazol theo hd trên chai. Bôi gel Daktarin cho trẻ em trong miệng, họng ngày 4 -5 lần sau khi ăn (khoảng 2 tuần trở lên).
    Chỗ lở bên ngoài bôi kentax ngày 1 lần (k quá 5 ngày), cẩn thận k cho dính vào mắt, trog miệg bé. Vài bữa thấy chỗ tróc hết, lôg rụg thì ngưg vài hôm lôg sẽ mọc lại.
  • Bệnh sốt Vẹt:
    là bệnh thường gặp nhất vì bệnh này còn lây sang cả người. Tác nhân chính của bệnh là Chlamydophila Psittaci gây bệh đường phổi
    Triệu chứng
    +ỉa chảy
    +viêm màng tiếp hợp
    +khó thở
    +có triệu chứng thần kinh
    +nôn mửa
    Nhiễm trùng thường xảy ra kín đáo và vẹt lúc đó vẫn bình thường, chẩn đoán dựa vào xem phân.
    Cách chữa dùng Tetracyline trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong thời gian 30-45 ngày
    Bệnh Salmonellose và Colibacillose ( trực khuẩn)
    Vẹt có thể nhiễm và bệnh này tiến triển dưới dạng cấp tính ( ỉa chảy, chán ăn, ủ rũ) hoặc dạng mãn tính ( viêm khớp, viêm gan, rồi loạn hệ thần kinh) Bệnh trực khuẩn Coli là bệnh do vi trùng , có triệu chứng đa dạng, tác nhân gây bệnh do trùng Escherechia Coli gây ra iều triệu chứng khác nhau vì nó tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng. Vi khuẩn có thể trực tiếp gây nhiễm trùng trong noãn và sau khi đẻ gây ra tử vong. Triệu chứng thường thấy viêm đường tiêu hoá làm chim nôn nước, ỉa chảy, gầy rộc, chán ăn, rối loạn thần kinh, run rảy, vẹo cổ, thiếu đồng bộ các động tác, rối loạn sinh sản ( vô sinh, trứng bé, vỏ mỏng)
    Việc chẩn đoán bệnh này cần phải được phân lập được mầm bệnh, sau đó dùng kháng sinh
  • Bệnh lao giả
    Tác nhân là vi khuẩn Yersinia psendotubescu-losis. Vẹt mắc bệnh lông xù dựng, tiến triển bệnh nhanh. Vẹt nhiễm bệnh chết trong vòng 3-5 ngày, nếu Vẹt đang ấp sẽ bỏ ấp
    Bệnh này có thể xác định chắc chắn nếu mổ tử thi các con chết, lách chim to, gan và lách có nhiều chấm trắng nhỏ, khá cứng, gan có thể đen và chim bị sung huyết màng phổi. Câc bệnh phẩm cho phép xác định được chủng gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp
    Hãy chuyển chim bệnh sang lồng riêng biệt tránh tiếp xúc với các con khác vì bệnh này rất hay lây.
    Điều trị: trong vòng 10 ngày, dùng Chloramphenicol, Micolicine, liều dùng pha 12 giọt cho 60ml nước, hoặc 5ml thuốc cho 1 litte. Tốt nhất điều chế mỗi lần 50ml. Hoặc dùng Baytril 10% loại dung dịch pha 1ml cho 1 litte nước
  • Bệnh Proventriculite ( bệnh về dạ dày, diều chim)
    Bệnh này Yến phụng, lovebird, Calopsittes vaf khoang cổ thường mắc
    Tác nhân gây bệnh là khuẩn “megabacterium” cư trú ở các tuyến trong diều chim và làm hỏng trầm trọng chức năng dạ dày, vấn đề ăn không dính đến nhưng chim bị gầy mòn dần phân có những hạt không tiêu hoá) Diều trị dùng cơ bản là thuốc Amphote’ricine B theo đường miệng tối thiểu 10 ngày
  • Hội chứng sưng tuyến diều
    Đó là 1 bệnh do virut gây ra liệt từ từ diều và xâm nhập vào thần kinh. Vẹt mắc bệnh ưa trớ và không tiêu hoá được, những hạt thấy ở phân, bệnh này không có cách chữa ngoài cách cho ăn thức ăn lỏng và chất lượng, theo dõi xem có nhiễm trùng thứ cấp không
  • Bệnh Pacheco
    Yến phụng và Perroquet thường là nạn nhân của loaof virut này, gọi là bệnh Pacheco, một trong những bệnh đáng sợ nhất, do virut herpes gây nên những thương tổn ở gan làm chim chết trong vài ngày. Bệnh này có thể liên quan đến việc nhập chim bị bệnh ( thường là loài Cornure) Vẹt mắc bệnh có triệu chứng:
    +ủ rũ
    +phân màu vàng
    +chết nhanh mà không rõ triệu chứng
    Có thể dùng Acyclovit giảm lây bệnh nhưng nếu chim bị nhiễm bệnh rồi thì vô ích.
  • Bệnh ở mỏ và lông
    Bệnh này do virut Circovirut gây ra, lông mọc khó khăn, lông măng không phát triển, có xuất huyết ở chân lông, rụng lông. Mỏ và móng mọc bất thường trở nên dòn. Bệnh này làm chim mất sức đề kháng do đó rất dễ nhiễm bệnh khác. Diễn biến bệnh mãn tính và hay gặp ở Vẹt Cookato. Dạng cấp tính hay gặp ở loài vẹt nhỏ ư Inseparable ( lovebird), triệu chứng gan bị bệnh nặng và chết
    Chẩn đoán dễ dàng, chỉ cần quan sát lông xù
    Hiện chưa có cách điều trị bệnh này
  • Bệnh Polyomavirut
    Đó là bệnh do virut, những vẹt non thường mắc trước khi bố mẹ thôi cho ăn. Triệu chứng:
    +Diều không thoát khí
    +ủ rũ
    +chán ăn
    +xuất huyết dưới da
    Chết sau 2-3 ngày sau khi những triệu chứng xác định. Bệnh này có thể nhận thấy qua phân, dịch nhày mũi và ở bụi lông, bụi lông có thể làm ô nhiễm nước và thức ăn, chim bố mẹ thường mang virut rồi truyền bệnh cho con
    Ở Yến phụng bệnh biểu hiện hơi khác, có thể lông khô xác rụng và cũng chẳng có thuốc chữa hiệu quả. Chỉ có tiêm Vacxin phòng. Sau khi xác định chim đã mắc bệnh này phải cách ly và không cho sin sản. Sau 90-120 ngày kiểm tra lại
  • Bệnh Variofe ( đậu mùa)
    Do virut Poxvirut, thường lây nhiễm do muỗi, côn trùng đốt, triệu chứng:
    +viêm nàng tiếp hợp (đau mắt)
    +có màng bạch hàu ở đường hô hấp
    +nhiễm trùng thứ cấp
    Điều trị dùng kháng sinh có phổ rộng để chống nhiễm trùng thứ cấp, không có hiệu quả với virut
  • Bệnh Mycose ( bệnh do nấm)
    Gây nên do các loại nấm khác nhau, đó là những tác nhân gây bệnh do cho ăn kém hoặc do điều trị kháng sinh kéo dài
    Bệnh nấm nặng nhất là nấm Aspergillose, có triệu chứng:
    +khó thở
    +ho và có tiếng rít như còi
    +Mỏ mở và khép bất thường
    +chim trông héo hắt từ từ
    Chẩn đoán bệnh này bằng thử máu, nội soi, cấy mô. Điều trị dùng thuốc kháng nấm Antimucosique như Fluconajole, Ketoconajol… Cho thuốc theo dạng xông xịt, ngoài ra dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng
  • Bệnh Verminote (nhiễm giun)
    Thường do sán, giun đũa, giun chỉ, chết do tắc ruột. Dingf thuốc trị giun sán thích hợp, triệu chứng:
    +chim gày sút dù vẫn ăn
    +Nôn mửa
    +ỉa chảy
  • Bệnh do ký sinh trùng Parsitose
    Do ký sin trùng ngoài da, được biết nhiều là loài Rận đỏ ( vạch lông thấy ngay), bệnh Acariose hoặc bệnh ghẻ mỏ ( vảy rộp trắng dày quanh mắt và mỏ). Điều trị dùng Ivermectin rỏ 1 giọt vào giữa 2 cánh sau gáy
Cách chăm sóc và trị các bệnh cơ bản cho VẸT
Mấy bé vẹt của mình đó, hihi

Nguồn: Tổng hợp